Trong ẩm thực thế giới Rau câu

Rau câu có khoảng 80% chất xơ và có lợi trong việc điều hòa đường ruột. Nó là yếu tố quan trọng của một trong những mốt ăn kiêng thịnh hành tại châu Á là: kanten (từ tiếng Nhật nghĩa là ăn kiêng rau câu[2]). Khi ăn, kanten (rau câu) phình lên gấp ba và hút nước làm người ăn mau no. Kiểu ăn kiêng này được nhiều sự quan tâm tại Mỹ nhất là trong nghiên cứu về bệnh béo phì.[3]

Đa dạng các loại thạch đã được đóng gói.

Ẩm thực Nhật có món anmitsu, là món tráng miệng làm từ các khối rau câu nhỏ trong một cái tô với nhiều trái cây và nguyên liệu khác. Rau câu cũng là nguyên liệu chính của mizu yōkan, một món Nhật nổi tiếng khác.

Trong ẩm thực Philippine, rau câu được dùng làm những thanh thạch dài trong nhiều món giải khát hay tráng miệng như sago gulaman, buko pandan, agar flan, halo-halo,...

Trong ẩm thực Việt Nam, món rau câu làm từ nhiều lớp rau câu đóng bánh hoặc đổ khuôn là một món tráng miệng phổ biến. Nó cũng được biến tấu thành những sự thay thế cho các món ăn truyền thống ví dụ như bánh trung thu rau câu.[4]

Tại Ấn Độ, rau câu gọi là "Cỏ Tàu" dùng làm món tráng miệng. Trong ẩm thực Miến Điện, kyauk kyaw (ေကျာက်ေကြာ [tɕaʊʔtɕɔ́]) là một món thạch ngọt.

Tại Nga, rau câu dùng hỗ trợ hoặc thay thế cho pectin trong các loại mứt, nó được dùng thay cho gelatin vì khả năng chuyển sang dạng gel cực tốt, và dùng như chất làm dày cho souffle và bánh custard. Rau câu còn được dùng trong ptich'ye moloko, một loại custard dùng làm nhân bánh bông lan kem.